//
you're reading...
Vi sinh vật mô trường

Vi sinh vật hiếu khí và vi sinh vật kỵ khí

1.Vi sinh vật hiếu khí: là những loài sinh vật sinh sống và phát triển trong môi trường có không khí. Trong điều kiện không có không khí (môi trường yếm khí, kỵ khí) chúng sẽ chết hoặc không phát triển tốt.

2.Vi sinh vật kỵ khí: những loài sinh vật sinh sống và phát triển trong môi trường ko có không khí. Trong điều kiện có không khí chúng sẽ chết hoặc không phát triển tốt.

3. Phân biệt len men hiếu khí và kỵ khí

– Cả hai quá trình đề sử dụng các vi sinh vật để tiến hành các quá trình lên men, tuy nhiên:

– Lên men kỵ khí: sử dụng các sinh vật kỵ khí hoặc thiếu khí để lên men, đối với các vi sinh vật này oxy như là một chất độc đối với chúng, khi tiếp xúc với oxy chúng sẽ chết.

– Lên men hiếu khí: sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để tiến hành quá trình lên men, đối với quá trình này phải thường xuyên cấp khí oxy để chúng có nguồn sống, khi lên men công suất lớn nguời ta phải sử dụng các máy thổi khí chuyên dụng để thồi vào bồn lên men.

– Việc sử dụng vi sinh hiếu khí hay kỵ khí là tùy thuộc vào mục đích lên men, mỗi sinh vật đều có giá trị và khả năng phân hủy riêng của nó, tùy vào mục đích mà chúng ta sẽ sử dụng như thế nào cho phù hợp.

Trong xử lý nước thải hai quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí là hai quá trình thường gặp!

Quá trình hiếu khí

* Quá trình oxy hóa (hay dị hóa)

(COHNS) + O2 + VK hiếu khí          →             CO2 + NH3 + sản phẩm khác + năng lượng (1.1)

Chất hữu cơ

* Quá trình tổng hợp (đồng hóa)

(COHNS) + O2 + VK hiếu khí + năng lượng         →        C5H7O2N (tb vi khuẩn mới) (1.2)

Quá trình yếm khí

Trong điều kiện yếm khí (không có oxy), vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy chất hữu cơ như sau:

(COHNS) + VK yếm khí        →         CO2 + H2S + NH3 + CH4 + các chất khác +  năng lượng (1.3)

 

(COHNS) + VK yếm khí + năng lượng       →          C5H7O2N (tb vi khuẩn mới) (1.4)

Ghi chú: C5H7O2N là công thức hóa học thông dụng để đại diện cho tế bào vi khuẩn.

Trong điều kiện không có chất hữu cơ thì vi khuẩn sẽ trải qua quá trình hô hấp nội bào hay là tự oxy hóa sử dụng chính bản thân chúng làm nguyên liệu.

C5H7O2N + 5O2 →            5CO2 + NH3 + 2H2O + năng lượng (1.5)

trong đó CO2 và NH3 là chất dinh dưỡng đối với các loài tảo.

Trong điều kiện ánh sáng thích hợp, quá trình quang hợp của tảo diễn ra như sau:

NH3 + 7,62CO2 + 2.53H2O      →     C7,62H8,06O2,53N + 7,62O2 (1.6)

(tb tảo mới)

Đối với các nguồn nước tự nhiên nhận một lượng chất hữu cơ thấp thì lượng oxy sản sinh ở phương trình (1.6) sẽ đáp ứng cho hoạt động của vi khuẩn ở phương trình (1.1) và (1.2), và chu trình hoạt động cứ tiếp diễn. Chu trình này gọi là “cộng sinh tảo và vi khuẩn”, đây là một chu trình tự nhiên và các hoạt động của tảo và vi khuẩn ở trạng thái cân bằng động.

Tảo sau đó sẽ bị các loại cá ăn thực vật sử dụng, cá ăn động vật sẽ ăn cá ăn thực vật và sau cùng con người sẽ ăn cá. Đây là một trong những cơ chế tự làm sạch các nguồn nước mà chúng ta sẽ bàn đến trong phần sau.

Việc thải các chất thải chưa được xử lý vào nguồn nước sẽ gây nên sự mất cân bằng về mặt sinh học. Khi lượng chất thải hữu cơ lên cao thì vi khuẩn cần nhiều oxy hơn cho quá trình oxy hóa và tổng hợp của chúng, đưa đến việc suy giảm oxy hòa tan trong các nguồn nước gây nguy hại cho các thủy sinh vật. Mặc dù quá trình quang hợp của tảo tạo nên oxy, nhưng về đêm khi không có ánh sáng, tảo sẽ hô hấp và tiêu thụ oxy và việc này càng làm suy giảm lượng oxy hòa tan của nguồn nước. Thậm chí khi hàm lượng chất thải quá cao thì nguồn nước bị cạn kiệt oxy hoàn toàn và có màu đen chỉ có các vi khuẩn yếm khí và một vài loại trùng có thể sống được. Bên cạnh vấn đề ô nhiễm nguồn nước sẽ mất mỹ quan và chất lượng môi trường sống ở khu vực xung quanh sẽ bị suy giảm.

Trong kỹ thuật xử lý nước thải, quá trình sinh hóa hiếu khí thường được ứng dụng để làm sạch nước thải chứa các chất bẩn hữu cơ dạng hòa tan và dạng keo. Quá trình sinh hóa yếm khí được ứng dụng để chế biến và khử độc cặn trong nước thải. Ngoài ra, quá trình yếm khí còn được ứng dụng để xử lý nước thải công nghiệp chứa các chất hữu cơ với hàm lượng lớn.

About huuphuoc1204

Hiện tại đang là sinh viên ^_^

Thảo luận

Không có bình luận

Bình luận về bài viết này